GẤC

Với mong muốn tột độ tất thảy mọi người đều được hưởng thụ những sản phẩm tươi sạch tinh túy từ thiên nhiên, TH đã tiên phong đặt nền móng cho các dòng sản phẩm thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên với thành phần chính là Gấc – quả từ thiên đường.

NGUỒN GỐC
QUẢ TỪ THIÊN ĐƯỜNG

Vào năm 1941, khoa họa hiện đại bắt đầu nghiên cứu gấc, khi nhà khoa học Guichard người Pháp cùng nhà khoa học người Việt Nam đã phát hiện ra loại quả thần kỳ này. Có thể nói, quả gấc là dinh dưỡng thần kỳ từ thiên nhiên đã ghi dấu trong đời sống người Việt từ ngàn xưa và cả y học hiện đại. Mẹ thiên nhiên đã ban cho ta một loại “Quả từ thiên đường” và sứ mệnh của chúng là trân quý và lưu giữ tinh túy ấy.

GẤC VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học rất là một trong những loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao các món ăn thức uống từ gấc đóng góp đáng kể vào việc phòng ngừa ung thư bệnh tim mạch tăng sức đề kháng cơ thể, dưỡng da, làm sáng mắt… khi sử dụng đúng cách và đều đặn hàng ngày.

Gấc được coi là thực phẩm chứa hàm lượng beta caroten cao nhất nhiều gấp 10 lần cà rốt trong 100 gam màn đó hạt gấc có tới 38 m mg betacarotene tương đương với 50000 đơn vị Vitamin A Beta carotene là tiền chất của vitamin A giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu vitamin A làm ảnh khóa hệ miễn dịch giúp sáng mắt.

Đặc biệt gấc rất giàu lycopen hàm lượng lycopen trong góc cao gấp 70 lần cà chua phân tích hóa học từ quả gấc cũng cho thấy cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật như chất béo đạm khoáng chất theo một số nghiên cứu của Mỹ đã công bố gần đây các hợp chất của beta caroten lycopen Alpha tocopherol có trong thuốc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ và tác dụng của lycopen cũng cho thấy ở những vùng người dân ăn uống nhiều loại trái cây chứa lycopene thì tỷ lệ ung thư ống tiêu hóa dạ dày thực chàng thấp hơn những người Chi Dân ăn ít hoặc không ăn tỷ lệ chết vì ung thư cùng giảm tới 50%.

Không chỉ vậy nó còn được xem là loại thực phẩm giúp giảm lượng cholesterol có hại trong máu từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ giúp duy trì hệ tuần hoàn khỏe mạnh và chống lại các bệnh tim mạch

HUYỀN THOẠI Á ĐÔNG

Công ty dược liệu TH đã hợp tác với Viện nghiên cứu thực phẩm Nizo của Hà Lan và công ty Tư vấn phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe A&R của Đức từ năm 2013 để nghiên cứu tiềm năng và phát triển các sản phẩm mới từ quả Gấc của Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến (OPTI) TH Herbals chiết xuất thành công PhytoGacTM* (nguyên liệu này đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ và một số nước tại Đông Nam Á) từ Gấc ORGANIC (theo tiêu chuẩn Mỹ, Châu Âu), với hàm lượng dược chất Lycopene và Beta-carotene cao hơn hàng chục lần so với thông thường.

Với một sự kiện định và quyết tâm không ngừng nghỉ, tất cả vì sức khỏe cồng đồng, vì một tầm vóc Việt, bà Thái Hương tâm huyết mang đến giá trị hữu ích tốt nhất của loại quả thiên đường mà người dân ở các vùng Đông Nam Á đã dùng nó từ bao đời nay. Với trí tuệ Việt, tài nguyên thiên nhiên Việt và công nghệ đầu cuối của thế giới, TH cho ra đời dòng sản phẩm từ thảo dược như một món quà Mẹ thiên nhiên ban tặng.

PHÂN LOẠI

  • HỌ Bi (Cucurbitaceae)
  • LOÀI Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng

HÌNH THÁI THỰC VẬT

Thân

Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc.

Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ. Lá gấc mọc so le có màu xanh lục đậm đường kính của phiến lá 12 đến 20 cm, phía đáy hình trái tim, mặt trên phiến lá sờ ram ráp. Nơi tiếp giáp cuốn và phiến lá có hai tuyến to gần bằng hạt ngô nổi như hai mắt cua.

Hoa

Cánh hoa có sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Hoa gấc có hoa đực cái riêng biệt, hoa đực có lá bắc to bao lại như hình tổ sâu, khi nở hoa loe ra hình phễu, màu trắng vàng mặt trong tràng hoa có lông, 5 nhị. Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu hình thoi rõ từ khi nụ còn non, có gai nhỏ, cánh hoa ở đầu bầu, phát triển thành quả từ tháng 6.

Quả

Qủa hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Mỗi quả bổ ra thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Quả to hình bầu dục dài từ 15 – 20cm, đuôi nhọn có nhiều gai mềm đỏ đẹp. Quả non màu xanh, quả chín màu đỏ tươi, Bổ đôi theo chiều ngang thấy có 6 hàng hạt xếp đều nhau, mỗi hàng có từ 6 đến 10 hạt. Quanh hạt có nhiều màng màu đỏ tươi. Hạt gấc có màng đỏ bao quanh vỏ cứng đen. Quanh mép có răng cưa tù và rộng hạt dày 25 đến 35mm, rộng 19 đến 31mm

PHÂN BỐ, SINH THÁI

Phân bố

Cây gấc phân bố ở các nước châu Á từ Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam đến bán đảo Mã Lai. Ở Việt Nam, gấc được trồng lâu đời trong nhân dân. Cây trồng có giống quả vàng và giống quả đỏ. Giống quả vàng hiện thấy trồng ở một số vùng thuộc tỉnh Lai Châu và Sơn La. Giống quả đỏ được trồng nhiều ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Sinh thái

Gấc thuộc loại cây ưa sáng và ưa ẩm, sinh trưởng và phát triển nhanh trong điều kiện được chăm sóc tốt và có đủ giá thể leo. Hàng năm, sau khi quả được thu hoạch, cây có hiện tượng rụng lá. Để tạo điều kiện cho cây ra nhiều chồi khỏe, thường phải chặt toàn bộ phần thân leo, để tạo ra thế hệ cây chồi mới.

BỘ PHẬN DÙNG

Hạt đã bóc bỏ áo hạt, phơi hay sấy khô. Hạt màu nâu đen, dẹt, mép có răng cưa tù và rộng. Vỏ cứng rắn, bên mép răng cưa có một vết nhỏ màu đỏ. Vỏ hạt đạp vỡ sẽ thấy bên trong nhân hạt có màu trắng ngà.

Dầu gấc được ép từ màng hạt đã được phơi hoặc sấy khô.

Rễ thu hái vào mùa đông, rửa sạch và phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Carotenoids: Beta – carotene và lycopene,…

Carotenoids bao gồm lycopene và β-Carotene,… có trong nhiều bộ phận của quả gấc, đặc biệt là trong màng gấc. Hàm lượng lycopene lên đến 800μg/ g FW và β-Carotene đến 200μg/ g FW trong màng gấc. Ngoài lycopene, β-Carotene và lutein, các carotenoid khác như ze-axanthin, β-Crytoxanthin, ‎α-Carotene và phytoene cũng được tìm thấy. Hàm lượng lycopene như cà chua. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng lycopene và beta-carotene trong trái Gấc vẫn ổn định khi tồn trữ trong 1 tuần lễ, nhưng gảim có ý nghĩa từ sau 2 tuần (Đặng Thị Tuyết Nhung, 2009).

Polyphenols

Những lợi ích của quả gấc không chỉ liên quan đến hàm lượng carotenoid cao mà còn liên quan đến polyphenol và flavonoid trong cùi và vả, đặc biệt là trong quả xanh. Bharathi và cộng sự (2014) gần đây đã cho thấy quả gấc chưa trưởng thành, vào ngày 25 sau khi ra hoa có lượng axit gallic và catechin tương đương với tổng số phenol và tổng số flavonoid trong 100g trái cây tươi. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng bột của quả xanh chứa 181mg phenolic/ g trọng lượng khô (DW), đặc biệt là axit p-hydroxybenzoic và axit ferulic. Các flavonoid chiếm ưu thế là apigenin và rutin, được tìm thấy trong cả quả đỏ và quả xanh với hàm lượng khoảng 300ng/ g DW.

Vitamin

Hạt gấc được coi là một trong những nguồn cung cấp tốt nhất của vitamin A. β-Caroten đực lấy trong dầu màng gấc có thể được hấp thu tại niêm mạc ruột bởi enzym β-Caroten 15, 15′-dioxygenase. Dưới tác động của enzym này, một phân tử β-Caroten được chia thành hai phân tử vitamin A. Do đó, chế độ ăn giày β-Caroten từ quả gấc có thể làm tăng lượng vitamin A, β-Carotene không gây ra rối loạn thừa vitamin A, vì khả năng hấp thụ hạn chế và tỷ lệ thấp chuyển đổi thành retinol.

Ngoài ra, gấc còn giày vitamin E và vitamin C. Hàm lượng của vitamin E có trong gấc là 76μg/ g.

Acid béo

Các acid béo bao gồm acid stearic, acid palmitic, acid olecic, acid linoleic, acid ricinoleic.

Khác

Nhân hạt gấc chứa protein 2.61%, lipid 55,3%, đường 2.9%, tanin 1.8%, celulose 2.8% và một số enzyme (phosphatase, invertase, peroxydase). Dầu hạt có hàm lượng 47% so với nhân và 29% so với hạt. Dầu có màu lục nhạt, để lâu và tiếp xúc với không khí sẽ chuyển vàng nhạt. Dầu có mùi khó chịu và có điểm chảy 28-32 độ.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

  • Chống oxy hóa

    Các hợp chất có hoạt tính sinh học được biết đến nhiều nhất của hạt gấc là carotenoid, giúp gấc có tác dụng chống oxy hóa cao hơn các loại trái cây và rau quả khác. Lycopene được biết đến như một phần tử siêu chống oxy hóa có khả năng loại bỏ các gốc tự do nhiều gấp ba lần so với dẫn chất tan trong nước của vitamin E (Trolox)

  • NCLS

    Sử dụng các sản phẩm giàu lycopene và beta-carotene giúp làm giảm nhạy cảm của DNA lymphocyte đối với các tổn thương do oxy hóa (sự hủy hoại tế bào của các gốc tự do.) Chế độ ăn giàu lycopen làm tăng nồng độ carotenoid và sức đề kháng của lymphocyte đối với sự mất cân bằng oxy hóa.

  • Vai trò với thị giác

    Vitamin A tham gia vào sự hình thành của rhodospin, một chất nhạy cảm với ánh sáng, tồn tại trong các que võng mạc giữ vai trò quan trọng trong võng mạc lúc trời tối. Nếu chế độ ăn uống thiếu vitamin A, thì nồng độ chất rhodopsin ở võng mạc sẽ giảm xuống, các que võng mạc có biến đổi về hình dạng dẫn tới những biến đổi về thị giác như bệnh quáng gà.

  • NCLS

    Nồng độ lycopene thấp ở những bệnh nhân mắc thoái hóa hoàng điềm tuổi già cho thấy lycopene có thể có tác dụng bảo vệ lutein và zeaxanthin Nồng độ carotenoids trong huyết thanh cao [đặc biệt là zeaxanthin và lycopene] có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điềm thể ướt

  • Da, niêm mạc

    Vitamin A ảnh hưởng đến sự chuyển hóa lipid, nguyên tố vi lượng, phospho, duy trì sự hoàn chỉnh của tổ chức biểu mô như da và niêm mạc. Dưới sự có mặt của Vitamin A, các tế bào biểu mô được kích thích để sản sinh ra chất nhầy. Nếu thiếu Vitamin A, các tế bào biểu mô sẽ teo đi, thay vào đó là các tế bào sừng hóa, điển hình là bệnh khô mắt, tế bào giác mạc bị sừng hóa làm mất độ trong suốt của giác mạc dẫn tới mù lòa. Dầu gấc có tác dụng làm lành vết thương, vết bỏng và các ổ loét.

  • NCLS

    Bổ sung carotenoids có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại tia UV có hại Bổ sung carotenoids có thể giúp làm giảm ban đỏ do UV gây ra Nồng độ lycopene tập trung ở da cao có thể làm giảm mức độ nhăn da

  • Phòng chống, điều trị ung thư

    Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mỗi tương quan nghịch giữa sự phát triển ung thư và chế độ ăn uống vitamin A. Retinoids tự nhiên và tổng hợp đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của các loại khối u khác nhau, như ung thư da, vú, phổi, gan, đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt, …

  • NCLS

    Carotenoids có tiềm năng trong việc ngăn chặn tiến triển thành ung thư gan ở những bệnh nhân viêm gan và xơ gan Phụ nữ có mức alpha-carotene, beta-carotene, lutein + zeaxanthin, lycopene và total carotenoids cao trong máu có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú Lycopene là một tác nhân bảo vệ hóa học có tác dụng trong điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt có tăng sinh trong biểu mô, và không có độc tính với ngưới sử dụng Lycopene có khả năng ức chế quá trình tiến triển của bệnh phì đại lành tuyến tiền liệt Bổ sung lycopene ở những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt đã cắt bỏ tinh hoàn, giúp giảm mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong huyết thanh, co nhỏ khối u, giảm đau, cải thiện các triệu chứng đường tiểu cũng như làm tăng khả năng sống của người bệnh.

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch

    Retinoid tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào T điều hòa, thúc đẩy sự biệt hóa tế bào Th2 trong khi hạn chế sự biệt hóa tế bào Th1, điều chỉnh sự di chuyển của tế bào lympho đến ruột

  • NCLS

    Bổ sung beta – carotene ≥ 30mg/ngày có thể làm tăng %tế bào lympho (liên quan đến tế bào T hỗ trợ, tế bào tiêu diệt tự nhiên, Interleukin-2 và transferrin receptor) có tác dụng tăng sức đề kháng Nồng độ beta-carotene trong huyết tương tăng gấp 4 lần sau 2 tuần sử dụng. Tỷ lệ CD4/CD8 tăng đáng kể sau 9 tháng sử dụng.

  • Phòng ngừa và điều trị các bệnh tiêm mạch

    Nồng độ lycopene và carotenoid tổng trong huyết tương tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tử vong (all-cause-mortality) cũng như tiến triển xấu của các bệnh tiêm mạch CVD ở người trưởng thành

  • NCLS

    Nồng độ lycopene và carotenoid tổng trong huyết tương tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tử vong (all-cause-mortality) cũng như tiến triển xấu của các bệnh tiêm mạch CVD ở người trưởng thành

  • Hỗ trợ giảm cholesterol

    Lycopene giúp làm giảm mức cholesterol tổng và cholesterol “xấu” LDL nhưng không làm ảnh hưởng tới mức cholesterol “tốt” HDL

  • NCLS

    LDL-cholesterol giảm tới 14% sau 3 tháng sử dụng lycopen, không có thay đổi với HDL-cholesterol –> Lycopene có vai trò như một tác nhân hạ cholesterol, ức chế enzyme HMGCoA redustase, làm giảm việc tổng hợp cholesterol. Lycopene giúp làm giảm mức cholesterol tổng và LDL-cholesterol, đồng thười làm tăng sự kháng của LDL đối với các tác nhân gây õi hóa của cơ thể.

  • Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường

    Lycopene có tác dụng giảm đau thông qua việc ức chế giải phóng TNF-α và nitric pxide (NO), và có tiềm năng trong việc giảm đau thần kinh do đái tháo đường.

  • Tác dụng chống viêm

    Do hàm lượng cao các hợp chất chống oxy hóa, gấc có tác dụng chống viêm. Lycopene có tác dụng chống viêm thông qua cơ chế giải phóng TNF-α và kích thích sản xuất IL-10, giảm biểu hiện của các cytokine gây viêm. Nghiên cứu của Bai và cộng sự năm 2005 cho thấy β-carotene có tác dụng chống viêm thông qua cơ chế kích hoạt NF-κB dựa trên dox, có thể do tính năng chống hoạt tính oxy hóa. β-Carotene cho thấy hoạt động chống viêm, làm giảm diện tích viêm phế nang và khi phế thủng ở phổi chuột.

TÍNH VỊ, CÔNG NĂNG

Dầu gấc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, làm sáng mắt.

Theo sách cổ, hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi có độc, vào hai kinh can và đại tràng dùng trong có tác dụng tiêu tích, lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng.

Rễ gấc vị đắng, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu

CÔNG DỤNG

Dầu gấc dùng trong những trường hợp cần vitamin A như trẻ con chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn mệt mỏi. Dùng ngoài, bôi vào vết thương, vết bỏng, làm mau lên da non, chóng lành. Ở Anh, một số chuyên gia đã dùng vitamin A liều cao để trị ung thư, tuy nhiên xảy ra biến chứng, nên trong vòng 10 năm nay, đã chuyển sang sử dụng beta-carotene. Dầu gấc có vai trò nhuận tràng, dùng thích hợp cho người bị táo bón.

Hạt gấc được dùng theo kinh nghiệm dân gian chữa mụn nhọt, quai bị, tắc tia sữa, trĩ, …

Sản phẩm

1/2